|

Lễ hội truyền thống

content:

Đình làng Thành Công lịch sử hình thành và phát triển

 

          Thời vua Lý Huệ Tông ở Phủ Thượng Hồng, quận Hải Dương có ông Đoàn Húy là Quang, vợ là Trương Thị Ban, hai vợ chồng sống với nhau rất hiền lành, chân chất làm nhân làm phúc chẩn cấp người nghèo nuôi dưỡng người già.

          Ngày mồng Năm tháng Giêng năm Đinh Dậu bà sinh một cậu con trai khôi ngô, thanh tú, khác hẳn với người bình thường. Sau một trăm ngày, cha mẹ đặt tên cho ông  là Thưởng Công. Khi ông 11 tuổi thì cha qua đời và khi ông 13 tuổi thì mẹ cũng qua đời. Sau khi làm lễ an táng cha mẹ xong thì ông đến ở nhà cậu, người cậu coi ông như con đẻ liền cho ông theo ông thày họ Phan. Học được mấy năm, do thiên tài bẩm sinh, trí tuệ hơn người nên văn chương của ông đẹp như cẩm tú, ứng đối lưu loát; ông lại giỏi cầm kỳ thi họa, hơn nữa lại có tài tổ chức lãnh đạo người khác.

          Năm 18 tuổi, ông đến Trường An làm bách công bách nghệ tất thảy đều tinh xảo; các vị đứng đầu bách công bách nghệ Trường An đều khâm phục. Lúc này, ông ở lại kho Tây Nam kinh thành làm nghề dệt (ông là người rất giỏi nghề dệt ở các phường khắp bốn phương đều biết tài năng của ông đổ dồn về xin học nghề). Từ đó, ông trở thành người thầy ỏ vùng nay và không ai là không tôn kính, yêu quý ông.

          Ngày 8 tháng 3 năm Bính Thìn, ông Nguyễn Húy là Diệu, vợ ông là Mai Thị Huyền sinh được một cô gái mặt đẹp như hoa, da trắng như tuyết và sau một trăm ngày, đặt tên là La Nương. Năm 18 tuổi, nhan sắc khuynh thành, thân thể tỏa hương thơm, văn tự tinh thông lại giỏi thêu dệt, giỏi cắt may, nữ công gia chánh tuyệt vời. Bố La Nương biết tiếng tài năng chí hướng của ông nên muốn gả con gái cho và sau khi xem ý của con gái, La Nương liền đồng y ngay và lập tức nhận lễ ăn hỏi định ngày thành hôn. Từ đấy, loan phượng thuận lòng, quân tử thuyền quyên hạnh phúc vô kể và tình cảm của họ ngày càng thêm nồng hậu.

          Khi nước nhà mở khoa thi cầu hiền tài, ông thi đỗ đầu cả bốn kỳ liền và được vua cho ông vào làm Thị Độc ở Viện Hàn Lâm, sau đó được nhà vua yêu quý, thăng làm Tả thị lang Bộ Hộ.

          Sau khi trở về từ kinh đô rồi đóng dinh trại tại phường Công Bộ, ông xem địa thế nơi đây như một con rồng, nước chảy vòng vèo, sau có sông, trước có bãi cát, có ba ngôi sao làm án bút, có bảy ngôi sao ôm ấp phía sau, con sông nhỏ bên ngoài, ông liền ra lệnh xây dựng cung doanh để vợ chồng ông ở mỗi khi xa giá đi về.

          Vừa tròn một năm, kinh thành lại có việc tuyển chọn những người con gái tài năng, vừa giỏi chữ, vừa giỏi nữ công gia chánh để vào trong triều dạy cho hai công chúa và các con gái bách quan. Khi đấy, đình thần biết tiếng vợ ông là La Nương phu nhân đã tinh thông văn tự lại giỏi nữ công gia chánh liền tâu lên vua. Vua hay tin cho triệu vào cung điện đích thân kiểm tra văn chương và tài bách nghệ của bà. Vua rất lấy làm vừa lòng và hạ chỉ phong làm Thụ La Công chúa để dạy con con gái vua, con gái bách quan học chữ và nữ công gia chánh.

          Ngày 10 tháng 9 ông đi thuyền đến vùng Vạn Giang (bến Thanh Lũng, huyện Thanh Lâm) bỗng gió bão nỗi lên, trời đất tối om, phong ba bão táp, nước sông cuồn cộng, tiến vang như sấm. Từ trên trời một đám mây xanh từ từ hạ xuống, thuyền của ông tan tác. Ba tiếng sét lớn đánh tan thủy quân của ông, lúc ấy thuyền của ông cũng chìm còn ông thì hóa, đến khi gia thần tướng sỹ đưa thuyền đến cứu thì ông đã hóa rồi.

          Số gia thần còn lại chỉ còn lại mấy trăm người chia làm 02 đạo, một đạo về doanh trại tại phường Công Bộ để báo cáo cho phu nhân biết, còn đạo kia cùng với sứ thần về báo cáo cho Đông Hải vương biết. Sau đó, xa giá của phu nhân đến thẳng chỗ ông hóa thì thấy nhân dân địa phương đã lập đền thờ phụng, phu nhân khóc làm lễ khấn vái, lễ xong liền trở về doanh trại rồi triệu tập gia thần cùng bản phường đến nói: tôi nay nguyện một lòng trước sau như một, tận trung tận nghĩa nhưng nay sống ở trên đời chẳng phải đời mình, vua cũng chẳng phải vua mình, trông vào chồng thì chồng đã mất, đau xót thay vật đổi sao dời chỉ trong một ngày, sống mà làm gì tốt nhất là cùng nhau cưỡi hạc quy tiên.

          Phu nhân nói xong liền uống một chén thuốc độc rồi hóa, ngay lúc ấy trời bỗng đổ mưa, gió nổi ào ào tứ phía từ trong thân thể của phu nhân thấy có một dải gấm hồng bay lên không trung rồi biến mất.

          Nhân dân trong phường cùng gia thần thấy ông bà đã hóa một cach kỳ lạ liền làm bài biểu tâu lên Tiên Hoàng (tức Lý Huệ Tông đã xuất gia đi tu) và Lý Chiêu Hoàng. Sau khi biết tin, Tiên Hoàng và Lý Chiêu Hoàng đã sai đình thần đến bản phường nơi phu nhân đã hóa để làm lễ an táng và tu sửa doanh trại cung điện. Nơi phu nhân hóa đã trở thành lăng miếu thờ tự, lại còn dựng thêm một ngôi đền tại bản phường trên thế đất đầu rồng có ấn triện hai bên tả hữu, có thế đất như chim bay, như hỏa tinh. Nhân dân trong phường làm lễ an táng ngay ở bên cạnh chỗ hóa, tu sửa đền thờ cung lăng miếu điện.

          Ngay ngày hôm ấy, Tiên Hoàng bao phong: 1. Phong Đương cảnh thành hoàng Đoàn Công Bạ Đại Vương; 2. Phong Thụ La Công Chúa; Cho phép phường Bộ Công làm hộ nhi tạo lệ để phụng thờ.

          Sau này, ông bà báo mộng cho vị quan nhà Lê đem quân đánh quân Mạc khi vị quan nhà Lê này đến phường Công Bộ thấy có ngôi đền nguy nga liền vào làm lễ cầu đảo xin thần âm phù giúp nước khôi phụ nhà Lê. Sau đó, vị quan này về tâu với vua, Vua biết tin, lập tức đem quân đánh quân Mạc tại địa phận Thượng Phấn huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai, quân Mạc đại bại tán loạn, bị chém hơn ba nghìn đầu, thây chất thành núi, máu chảy thành sông.

          Thiên hạ thái bình, Trang Tông trở về kinh đô lên ngôi Hoàng đế và truy phong cho đền của Đại Vương ở phường Bộ Công cùng miếu của Công Chúa, cho phép phường Bộ Công được làm hộ nhi phụng thờ như cũ; 1. Truy phong cho Đoàn Công Bạ là Uy linh hiển ứng phù tộ thông minh chính trực hùng đoạn Đại Vương; 2. Gia phong cho Thụ La Công Chúa là Trinh thục huệ hòa từ nhân đoan thuận phu nhân.

 

          Đền thờ Đức Đoàn Thưởng Đại Vương và Thụ La Công chúa được xây dựng thuộc phường Công Bộ (ngày nay là làng Thành Công, phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội). Với những công lao to lớn của ông bà; vua Lý Huệ Tông đã phong tặng nhiều cấp, chức và truy phong cho ông là Thành Hoàng Đoàn Công Bạ Đại Vương, bà là Thụ La Công Chúa được phụng thờ là Thành Hoàng làng.

 

          * Đình làng Thành Công quá trình hình thành và xây dựng:

          - Ngày tốt tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 34 (1773) phường Công Bộ dựng bia.

          - Ngày 9 tháng 12 năm Duy Tân thứ 7 (1913) phường Nhược Công, tổng An Hạ, huyện Hoàn Long dựng bia.

          - Từ năm 1915 - 1942 thuộc tổng Hạ, huyện Hoàn Long.

          - Trước năm 1945 thuộc Đại Lý đặc biệt Hà Nội.

          - Từ năm 1954 thuộc xã Trung Thành, quận Vi ngoại thành.

          - Từ năm 1961 thuộc vào nội thành nay đổi làm khu vực Thành Công, Quận Ba Đình.

          - Năm 1981 là một trong 15 phường của quận Ba Đình thành lập, lấy đất khu Thành Công làm trung tâm.

          - Làng Thành Công xưa có 02 ngôi đình (đình Ngoài và đình Trong cũng gọi là Đình làng Thành Công), đình Ngoài bị giặc phá năm 1947. Tháng 10 năm 1999, xây dựng cổng Đình ngoài. Tháng 3 năm 2000, tiến hành xây dựng nhà chính của Đình ngoài. Đến năm 2004, xây dựng nhà thờ Bác Hồ, các tiến sỹ (hiện có tại bia Quốc Tử Giám - Văn Miếu) và các liệt sỹ hy sinh qua các thời kỳ.

content:
content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 745
Số lượt truy cập: 312827